Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Phần mềm học tiếng Anh cho trẻ em ABC 4Kids Workshop

Với ABC 4 Kids Workshop, các em sẽ được làm quen và học từ vựng thông qua hình thức đa phương tiện (multimedia) gồm: Xem hình ảnh, nghe phát âm đọc và kiểm tra chính tả. Phần mềm được thiết kế với giao diện đẹp, giản dị để giúp các em dễ sử dụng và có thể tự học. Các từ vựng được xếp theo thứ tự bảng chữ cái gồm 26 ô, mỗi ô là một chữ cái - từ chữ cái A đến chữ cái Z.

Hướng dẫn
Khi nhấp chuột vào từng ô sẽ hiện ra các từ vựng và hình vẽ tương ứng trong một bảng riêng (có hơn 100 hình vẽ). Thí dụ như khi nhấp vào ô A sẽ hiện ra các từ vựng như Ant, Apple, Arrow, Axe. Chương trình gồm 2 phần chính: Tell Me và Spell it. Trong phần Tell Me, khi click vào mỗi từ vựng sẽ nghe phát âm từ vựng đó. Trong phần Spell it, ứng với mỗi hình vẽ hiện ra các em phải chọn tên cho đúng với nội dung của hình vẽ đó bằng cách nhấp chuột vào các chữ cái trong bảng chữ cái cho sẵn. Kiểm tra kết quả đúng sai bằng cách nhấn vào nút Check Splelling.
phần mềm học tiếng anh qua hình ảnh cho trẻ em - ABC 4 Kids Workshop

Link download tại: http://download2.rada.vn/Data/Soft/2013/05/abc4kids.exe

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Học tiếng Anh với Đỗ Nhật Nam như bước vào thế giới trò chơi

Là tác giả của cuốn sách: “Tớ đã học Tiếng Anh như thế nào”, đồng thời là Á quân cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học 2012, Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các học sinh và phụ huynh phương pháp học tiếng Anh hiệu quả để có một mùa hè thực sự bổ ích, vừa được vui chơi nhưng “trình” tiếng Anh vẫn tăng vọt.





Nhật Nam chia sẻ rằng từ bé em đã yêu thích tiếng Anh khi nghe giọng của người bản xứ trong các chương trình chiếu trên truyền hình. Đó là một trong những lý do khiến em cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên vô cùng lý thú và hấp dẫn. Bên cạnh các phương tiện truyền thông, đọc sách luôn là một phương pháp hiệu quả để tiếp thu thêm nhiều kiến thức và rèn luyện khả năng tiếng Anh. Có rất nhiều đầu sách hay hiện nay, đối với các em nhỏ vừa bắt đầu học tiếng Anh thì các giáo trình Smiles, Family and Friends hay English Time… đều rất phù hợp. Nam cho biết các đầu sách này và nhiều loại sách thú vị khác đều có tại thư viện của Language Link Việt Nam, các bạn nhỏ sẽ “thoải mái” khám phá.

Học từ vựng luôn được biết đến như một công việc tẻ nhạt và buồn chán. Những hãy “thổi hồn” vào các từ mới theo cách của Nhật Nam nhé! Nam bật mí rằng mỗi ngày chỉ nên học một vài từ, và hãy cố gắng liên kết các từ đó để tạo thành một câu chuyện. Có thể câu chuyện sẽ không được “liên quan” cho lắm nhưng điều đó khiến bạn bật cười và nhớ từ vựng rất lâu sau đó.


Ngoài ra, có rất nhiều trò chơi giúp bạn học các từ mới một cách hiệu quả. Đối với Nam, những giờ học tiếng Anh tại Language Link luôn bổ ích và tràn ngập trong những tràng cười sảng khoái với nhiều trò chơi thú vị cùng bạn bè và thầy cô giáo. Đặc biệt, để giúp Nam học tên các món ăn, mẹ Nam đã vào bếp nấu luôn món đó. Chị Điệp, mẹ Nhật Nam chia sẻ rằng trong quá trình nấu ăn, chị thường hỏi Nhật Nam tên các nguyên liệu trong tiếng Anh, hoặc các động từ chế biến thức ăn để Nam luôn được học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.


Các bạn nhỏ thông thường sẽ rất sợ các kỳ thi nhưng Nhật Nam thì ngược lại, em luôn tìm kiếm các cuộc thi để thử sức. Đối với Nam, kỳ thi càng khó sẽ khiến em càng cố gắng. Cách vài ngày, Nam lại lên mạng gõ các từ khóa như “English speaking contest”… để tìm kiếm các cơ hội mới. Đi thi với tâm lý thoải mái và sự tự tin là phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.

Chị Điệp, mẹ Nhật Nam chia sẻ thêm: “Đối với các em nhỏ, vai trò của bố mẹ vô cùng quan trọng. Bố mẹ là người định hướng để các em có được những bước đi đúng đắn. Đối với gia đình tôi, mỗi lần Nam theo học một khóa học mới, hai vợ chồng tôi để dành thời gian để tìm kiếm những đầu sách phù hợp. Đó cũng là một trong những cách truyền cảm hứng và tạo cho con điều kiện học tập tốt nhất".

Buổi giao lưu đã diễn ra vô cùng sôi nổi với sự góp mặt của các bậc phụ huynh và những em nhỏ tại trụ sở Languag Link Việt Nam. Mọi người không khỏi ngạc nhiên trước khả năng tiếng Anh lưu loát và những chia sẻ đầy thú vị của Nhật Nam.

Học tiếng Anh luôn là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực và cố gắng. Những hãy sáng tạo để tiếng Anh trở thành một sở thích giúp việc học tập đạt kết quả tốt nhất. Language Link Việt Nam đang tổ chức rất nhiều chương trình thú vị dành cho các em nhỏ trong hè này như CLB Sáng tác văn, Viết kịch, Dàn hợp xướng… với mong muốn tạo một nhịp cầu để các em được đón một mùa hè vui tươi, ý nghĩa và học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Theo iEnglish.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

“Trẻ 2 tuổi học Tiếng Anh là tốt nhất”

Học lỏm kinh nghiệm dạy tiếng Anh của một bà mẹ có con trai giỏi ngoại ngữ nhất lớp.

Ngày nay càng nhiều phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống cũng như chịu khó đầu tư cho trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, học Tiếng Anh vào thời điểm nào là thích hợp hiện vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Một số bậc phụ huynh cho rằng đợi con vào tiểu học, biết đọc biết viết Tiếng Việt rồi hãng dạy Tiếng Anh, một số khác lại muốn đưa con đi học ngoại ngữ từ khi trẻ mới vào mẫu giáo….

Tuy nhiên, theo như tôi đã từng được đọc: 2 tuổi là thời điểm tốt nhất cho một đứa trẻ bắt đầu học ngoại ngữ và không được học muộn sau tuổi dậy thì. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ em 2 tuổi chưa trưởng thành khuôn mẫu cơ lưỡi, đây là giai đoạn cực kỳ có lợi cho trẻ trong việc nhận diện giọng nói, bắt chước giọng nói, việc hấp thu vốn từ vựng tốt hơn và dễ dàng phát âm chuẩn hơn.

Trẻ 2 tuổi đã có thể học Tiếng Anh (ảnh minh họa)

Với kinh nghiệm nuôi dạy 2 đứa con của mình, tôi phải công nhận nghiên cứu này đúng đắn. Trước đây, khi con gái tôi lên 7 tuổi, tôi bắt đầu cho con đi học tiếng Anh. Dù gia đình tôi đã cố gắng kiếm gia sư cũng như tìm cho bé các trung tâm dạy ngoại ngữ rất uy tín, con gái đầu của tôi vẫn mất rất nhiều thời gian mới có thể làm quen được với Tiếng Anh. Rút kinh nghiệm từ con gái lớn, khi con trai thứ hai của tôi mới được gần 3 tuổi tôi đã cho con làm quen với Tiếng Anh. Bây giờ, khả năng nói Tiếng Anh của con trai tôi thuộc loại tốt nhất lớp và đương nhiên cũng giỏi nhất nhà. Chính vì thế, theo tôi, miễn là ta giáo dục đúng cách, thì dạy ngoại ngữ càng sớm sẽ là càng tốt.

Vậy giáo dục tốt là như thế nào? Tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm của mình như sau:

Khơi gợi hứng thú của trẻ với Tiếng Anh

Điều đầu tiên ta cần quan tâm, đó là cố gắng tăng cường sự quan tâm, hứng thú của trẻ đối với việc học ngoại ngữ. Trẻ con không thể kiên nhẫn học những thứ khô khan hay những điều chúng không muốn không ưa. Chính vì vậy tôi tin rằng bằng cách cho trẻ thấy việc học Tiếng Anh chỉ như một trò giải trí, hiệu quả giáo dục ta đạt được sẽ lên theo cấp số nhân. Tôi luôn cố bày ra các trò chơi, học hát, vẽ…để kích thích sự quan tâm của con và khiến bé cảm thấy việc học Tiếng Anh là vô cùng thú vị. Khi trẻ đã thích, chúng sẽ chủ động ‘học’.

Tạo môi trường có ngoại ngữ cho trẻ
Như chúng ta đã biết, trẻ con Singapore rất giỏi Tiếng Anh nhưng cũng nắm vững ngôn ngữ Trung Quốc. Có được điều này chủ yếu là do môi trường song ngữ đặc trưng và rất phổ biến ở Singapore chứ không phải tại con cái họ thông minh hơn con chúng ta. Chính vì vậy, điều quan trọng tiếp theo đó là phải tạo cho bé một môi trường song ngữ. Tôi thường đưa con đến những khu vui chơi có nhiều trẻ em nước ngoài, cho con xem các chương trình phát sóng bằng Tiếng Anh, đăng ký cho bé học mầm non cũng nên chọn những trường song ngữ….Đối thoại với con trong nhà, tôi luôn chú ý sử dụng Tiếng Anh. Chẳng hạn như khi bé khát nước, tôi sẽ chờ cho con nói từ “water”, nếu con không biết, tôi cho con hỏi bố hoặc hỏi chị rồi sau đó nói lại cho mẹ nghe.

Không ép con học bằng mọi giá

Chuyên gia tâm lý trẻ em đã nói, khả năng tập trung của trẻ là rất ngắn, tối đa chỉ được 5 phút. Chính vì vậy, cha mẹ phải giữ được sự chú ý của trẻ mới có thể đạt được mục đích giáo dục. Nếu khăng khăng ép buộc con ngồi lắng nghe, thậm chí bằng cả cách treo thưởng hay phạt nếu con không học đều là phản giáo dục. Tôi không ép con học tiếp nếu bé có biểu hiện xao nhãng. Với những lỗi sai của con, cũng cần khoan dung và kiên nhẫn. Nếu lỗi ngôn ngữ của bé không quá ảnh hưởng đến việc dạy thì tôi không sửa chữa ngay lập tức. Điều này giúp giảm tâm lý căng thẳng và nâng cao sự tự tin của bé.

Thứ tự dạy ngoại ngữ

Trẻ con học ngoại ngữ sẽ khác với người lớn học ngoại ngữ. Thứ tự hợp lý và hiệu quả nhất cho trẻ, đó là học nghe, nói trước rồi sau đó mới học đọc học viết. Mẹ không nên bắt con mới bắt đầu học Tiếng Anh đã phải ngồi lấy vở bút để ghi chép. Điều này hoàn toàn vô ích. Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp cũng sẽ thúc đẩy con nói Tiếng Anh được tốt hơn.

Theo iEnglish

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Con "nghiện" nói tiếng Anh

Ở trường mầm non Canada Maple Bear, cả ngày con được học nói tiếng Anh, nói chuyên nghiệp và tự tin lắm làm bố mẹ mừng vui, tự hào ra mặt!

Từ 8 giờ sáng (eight A.M), mẹ đưa con đến trường. Nhìn thấy các cô ở thang máy chờ sẵn, con đưa tay vẫy: “Goodbye, Mum” và chạy lại với các cô: “Good morning”.
Một buổi học ở trường Mample Bear bắt đầu. Trước tiên là hoạt động tập thể dục buổi sáng (Do exercises) của cả trường. Đây là hình ảnh của các bạn lớp hội nhập với cô giáo Tara.


          
Tiếp đến là giờ học bơi mỗi sáng con rất thích. Con nhớ rồi, swim là bơi,swimming-pool là bể bơi.

             
                               

Thú vị nhất buổi học hôm nay là cả trường con được đi trồng cây ở vườn hoa Hoàng Diệu nhân Ngày Trái đất. Trồng cây là plant tree đấy mẹ ạ. Đoàn xe của trường vừa tới vườn hoa, các bạn xếp hàng ngay ngắn (queue up).


           
Sau đó, chúng con nghe các bác ở đây giới thiệu về cách rồng cây. Trước hết phải chọn những cây thật khỏe mạnh (strong). Sau đó xới đất, đặt cây vào hố và vun đất. Các cô dặn chúng con: “Đừng quên tưới nước (water) cho cây nhé!”
             

Nào, cả lớp cùng trồng cây thôi!

                                 
              

Ôi, trồng cây xong, tay bạn nào cũng dính đất, bẩn quá (dirty). Các bạn nhớ phảirửa tay (wash your hand) sạch sẽ nhé.
Trồng cây xong, cả lớp con lại “tranh thủ” ngắm nhìn những bông hoa rực rỡ dưới nắng ở vườn hoa Hoàng Diệu. Thầy hiệu trưởng Jeff Jossul dạy bọn con hỏi chuyện những bông hoa: “Hello. How are you?”.

                                   
                                  

Các bạn trồng cây xong, chả mấy chốc đã đến giờ ăn trưa (lunch-time) rồi đấy! Cả trường lên xe ô tô về trường, ăn trưa, ngủ trưa và tiếp tục học buổi chiều.

Cô Hòa dạy cả lớp con học lại bài hát tiếng Anh ABC hay lắm.


              
Cô kể chuyện bằng tiếng Anh (tell story in English). Bạn lớp trưởng (monitor) kể lại cho các bạn cùng nghe.
            

Bên cạnh là lớp học trong giờ vẽ tự do. Cô Tara đang dạy bạn vẽ (draw) conkhủng long màu hồng (pink dinosaur).

                                   

Các em lớp nhỏ hơn đang học bài hát Bingo với thầy hiệu trưởng.


             
Rồi bọn con được học lái ô tô trong sân chơi ngoài trời của nhà trường.


              

Hôm sau, lớp con sẽ được học hát (sing), múa (dance), làm quen với máy tính (computer). Thích lắm mẹ ạ!

Thầy hiệu trưởng Jeff Jossul chia sẻ: “Có rất nhiều cách bố mẹ dạy con học giỏi ngoại ngữ mà vẫn thành thạo tiếng Việt. Ví dụ, bố mẹ có thể thỏa thuận với bé về thời gian nói ngoại ngữ vào một giờ nhất định. Khuyến khích bé vận dụng/nói nhiều những từ đã được học ở lớp để bé nhớ từ lâu và có khả năng dùng từ đó một cách trôi chảy.
Cho con được học ở một môi trường tốt sẽ giúp con học giỏi ngoại ngữ nhanh chóng. Bố mẹ cũng đừng quên giúp bé sử dụng tiếng Việt cho chuẩn và yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình”.

Thu Hằng
(Ghi lại)        

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Bí quyết giúp con nhỏ học tiếng Anh siêu giỏi

Con thích học tiếng Anh là điều quan trọng nhất
Yếu tố Fun (Vui nhộn) được các thầy cô giáo dạy ngoại ngữ đến từ các nước Australia, Canada, Nam Phi, Anh, Mỹ… đặt lên hàng đầu.
Bé 3 tuổi đã có thể học Tiếng Anh qua những nội dung đơn giản, chủ đề gần gũi với các con như các con vật, các loài hoa, đồ vật trong nhà. Mục tiêu chính của việc học sẽ giúp bé làm quen, khởi động với tiếng Anh. Tự bé sẽ quyết định xem có muốn và thích học Tiếng Anh hay không.
Bé học tiếng Anh không đơn giản chỉ là học tiếng Anh. Bố mẹ nên lồng ghép việc học tiếng Anh của bé với các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi bé chơi đồ chơi, cắt dán hoặc làm bất cứ một việc gì đó, bé có thể học được những động từ, danh từ,... miêu tả sự việc đó.
Thạc sỹ Phạm Thị Cúc Hà cũng có các con nhỏ, nói tiếng Anh khá trôi chảy một cách rất tự nhiên. Chị chia sẻ, có nhiều cách để con chị học Tiếng Anh. Các con chị cũng đi học tại trung tâm tiếng Anh với các thầy cô nước ngoài ở trường lớp để nâng cao kỹ năng nghe nói đọc viết, đặc biệt kỹ năng giao tiếp, xem TV Tiếng Anh, chơi các trò chơi máy tính bằng Tiếng Anh.
 
Học tiếng Anh với cô giáo người nước ngoài và thông qua nhiều trò chơi! (Ảnh: TH)
Đọc sách bằng tiếng Anh giúp trẻ sớm hoàn thiện ngôn ngữ
Nhưng đến một độ tuổi nhất định, đọc sách bằng tiếng Anh chính là chìa khóa cho các con chị thích học và yêu Tiếng Anh. Các con đọc không chán vì có nội dung của các sách truyện hấp dẫn. Đọc sách tiếng Anh giúp các bé mở rộng vốn từ trong ngữ cảnh, mẫu câu trong ngữ cảnh.
Các mẫu câu trong sách đơn giản, làm trẻ con dễ nhớ và bắt chước. Qua đó, cũng làm bé nhớ cách viết của từ, của câu, đọc cũng làm ngữ pháp của trẻ tốt hơn qua các cấu trúc câu trong nhiều ngữ cảnh thực tế… Đọc sẽ là chìa khóa đưa trẻ vào kho tàng kiến thức và ngôn ngữ vô tận. Đọc cũng làm cho kỹ năng viết của trẻ tốt hơn, và khi hai điều đó hoàn thiện, ngôn ngữ sẽ được sử dụng một cách toàn diện.
Không bao giờ là quá sớm để bồi dưỡng niềm yêu thích đọc của trẻ. Mẹ đọc cho con khi con còn bé, tập cho con đọc từ những ngày đầu con chập chững biết đọc và sau đó cho con đọc thường xuyên sẽ làm cho niềm đam mê đọc không bao giờ có thể ngăn lại được. Và trẻ sẽ tự quyết định mình thích đọc cái gì để thỏa mãn nhu cầu đọc và bồi dưỡng kiến thức của mình.
 
Bố mẹ hãy khuyến khích con đọc sách bằng tiếng Anh (Ảnh: TH)
Khuyến khích nói chuyện bằng tiếng Anh với con
Nói chuyện bằng Tiếng Anh với con cũng là một cách khuyến khích trẻ ở nhà. Nếu đã định nói bằng Tiếng Anh, nhất thiết phải diễn đạt và đi đến cùng việc diễn đạt ấy bằng Tiếng Anh với con, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể. Nếu bí quá có thể diễn đạt câu bằng Tiếng Anh nhưng chêm vào đó 1-2 từ khó bằng tiếng Việt mà trẻ có thể không biết. Ví dụ: Can you give me that…”điều khiển TV”? nếu sau khi dùng Remote control, hay chỉ trỏ, hay ra hiệu không có tác dụng. Làm như thế khiến bé tạo cho bé các điều kiện phản xạ, diễn đạt lại bằng tiếng Anh, suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Việc ôn lại những bài con học ở trường ở lớp cũng phải được diễn ra một cách tự nhiên, không bao giờ bằng cách kiểm tra, bắt buộc. Hãy chỉ cùng con “đi” lại, nghe lại đĩa với các cấu trúc ngôn ngữ đã học ở lớp, nhắc lại những gì đã học một cách tự nhiên như là nói chuyện với con một cách tự nhiên như hội thoại, chơi với con các trò chơi ngôn ngữ liên quan đến nội dung đã học. Chỉ cần 10-15 phút ngồi với con tạo nên một sự khác biệt trong quá trình học Tiếng Anh của con.
Bố mẹ hãy làm cho việc học tiếng Anh ở trường cũng như ở nhà thật Fun (Vui nhộn), đưa cho trẻ một “động cơ” thực sự để nói Tiếng Anh và cho trẻ tự quyết định chúng có thích Tiếng Anh không. Đó mới là điều quan trọng nhất!

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Làm thế nào để trẻ thích học Tiếng Anh

Hiện nay, Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất cần thiết và hữu ích cho mỗi chúng ta. Nó như là một hành trang quan trọng của mỗi trí thức trẻ. Vì thế, đã có nhiều phụ huynh khuyến khích trẻ em học tiếng Anh ngay từ nhỏ.

Đó là một điều tốt vì khi còn nhỏ, trẻ sẽ học tiếng Anh như một phản xạ tự nhiên tương tự với
tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu học không đúng cách, không chuẩn ngay từ đầu thì cũng sẽ gây ra
những hậu quả nặng nề hơn. Bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn thầy, chọn sách và áp dụng
một số biện pháp khuyến khích trẻ nhé!


Làm cho trẻ yêu Tiếng Anh và thích học Tiếng Anh



Thông qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình, các trò chơi, quảng cáo, các
đồ dùng quanh nhà… làm cho trẻ con hứng thú với các dòng chữ, âm thanh khác lạ của trẻ.
Chơi trò chơi và tập hát theo phim, theo đĩa, theo ca sĩ… dạy trẻ hát các bài hát tiếng Anh đơn
giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ.


Hơn nữa, tạo môi trường để trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh như trong cuộc sống hàng ngày cha
mẹ có thể hỏi trẻ gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh như thế nào? Nếu cha mẹ học tốt ngoại ngữ 
và tính cực dùng ngoại ngữ để giao tiếp với trẻ luyện giao tiếp và tăng vốn từ cho trẻ là cách rất tốt để trẻ học tốt môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó cần tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với người bản ngữ. Có như vậy mới cho trẻ thấy được tầm quan trọng của học tiếng Anh và khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được.

Hãy quan tâm tới những gì con bạn học ở trường. Sau mỗi bài học nên hỏi con bạn về bài các
cháu được học, thậm chí bạn có thể đề nghị cháu dạy cho bạn một vài từ mới. Khi trẻ có những
tiến bộ thì cha mẹ cần kịp thời động viên, khen thưởng khuyến khích trẻ. Muốn học tiếng Anh
tốt, ngoại ngữ pháp thành thạo, trẻ còn cần nghe nói một cách lưu loát nên việc thực hành
tiếng Anh rất quan trọng. Cha mẹ có thể tạo môi trường học tập cho con như tổ chức các nhóm
bạn cùng học tiếng Anh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh cho trẻ sinh hoạt thông qua những
trò chơi, những bài hát, những câu chuyện kể, những lần giao tiếp… qua đó kích thích trẻ học
tiếng Anh và vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống.



Giúp trẻ tự tin khi học tiếng Anh



Không làm cho trẻ sợ hay ngại nói tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng
bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh. Chính sự mạnh dạn sẽ giúp trẻ học tốt tiếng Anh.
Dạy các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Mặt khác,
giờ học tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng, không gò bó về điểm số, đánh giá
kết quả học tập.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Các giai đoạn khi học Tiếng Anh ở trẻ.

Ngôn ngữ nói sẽ được hình thành trước kỹ năng đọc và viết một cách hết sức tự nhiên qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn im lặng



Khi các em bé học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, sẽ tồn tại một giai đoạn gọi là “giai đoạn im lặng”, theo đó các bé sẽ chỉ nhìn, lắng nghe và giao tiếp thông qua các biểu cảm trên gương mặt hoặc động tác trước khi các bé bắt đầu biết nói. Khi trẻ em học tiếng Anh, cũng có một “giai đoạn im lặng” tương tự như vậy, các em sẽ tìm hiểu và nhận biết trước khi thực sự nói được bất kỳ từ tiếng Anh nào.

Trong giai đoạn này, phụ huynh không nên bắt trẻ lặp đi lặp lại các từ. Ngôn ngữ nói chỉ nên một chiều – tức là phụ huynh nói để trẻ có cơ hội nhận biết ngôn ngữ. Nếu phụ huynh dùng giọng điệu nựng nịu (parentese) để kích thích việc học, trẻ có thể sẽ dùng những cách thức giống như khi trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ để học tiếng Anh.

Bắt đầu tập nói



Sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào tần suất học tiếng Anh của trẻ, trẻ (bé gái thường học nhanh hơn bé trai) sẽ bắt đầu nói các từ đơn giản (‘cat’, ‘house’) hoặc các cụm từ ngắn có sẵn (‘What’s that?’, ‘It’s my book’, ‘I can’t’, ‘That’s a car’, ‘Time to go home’) trong khi nói chuyện với mọi người hoặc không có chủ định trước. Trẻ đã ghi nhớ những từ và cụm từ này, bắt chước cách phát âm một cách chính xác mà không nhận ra rằng trong đó có cả một số cụm từ. Giai đoạn này tiếp diễn trong một khoảng thời gian nhất định theo đó trẻ tiếp tục thu nạp thêm ngôn ngữ một cách máy móc và sử dụng chúng để giao tiếp cho đến khi trẻ có thể tự hình thành nên các cụm từ của riêng mình.

Hình thành ngôn ngữ tiếng Anh



Dần dần, trẻ xây dựng nên các cụm từ bao gồm 1 từ đơn mà trẻ đã ghi nhớ một cách vô thức từ trước và đồng thời thêm vào đó vốn từ vựng của mình (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’) hoặc chủ động thêm vào các yếu tố mang tính cá nhân (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Tùy thuộc vào việc trẻ tiếp xúc với tiếng Anh có thường xuyên hay không và chất lượng của quá trình tiếp xúc đó như thế nào mà dần dần trẻ sẽ hình thành được các câu nói hoàn chỉnh.

Nhận thức

Hiểu được một ngôn ngữ bao giờ cũng quan trọng hơn chỉ nói ra ngôn ngữ đó một cách máy móc. Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng nhận thức của trẻ nhỏ vì các em đã quen với việc nhận thức ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mặc dù các em có thể không hiểu tất cả những từ mình nghe được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng các em lại nắm bắt được bản chất của vấn đề - đó là chỉ cần hiểu được một vài từ quan trọng, rồi sử dụng các manh mối khác nhau để đoán ra các từ còn lại và từ đó hiểu được nghĩa của cả câu. Với sự động viên đúng mức, các em sẽ sớm vận dụng được các kĩ năng này để hiểu được ngôn ngữ tiếng Anh.

Thất vọng

Sau những buổi học tiếng Anh đầu tiên đầy mới lạ, một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thất vọng vì không thể biểu đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Một số khác lại muốn nói tiếng Anh cũng nhanh như khi học tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể vượt qua được sự thất vọng này nếu ta cung cấp cho trẻ các “phiếu thành tích” như “Tôi có thể đếm đến 12 bằng tiếng Anh” hoặc các bài vần đơn giản bao gồm các cụm từ có sẵn.M

Mắc lỗi

Chúng ta không nên nói với trẻ rằng các em đã mắc lỗi vì bất kì hành vi sửa lỗi nào của chúng ta cũng sẽ ngay lập tức khiến trẻ nhụt chí. Lỗi ở đây có thể là lỗi phát âm hoặc lỗi sử dụng ngữ pháp. “I goed” sẽ nhanh chóng chuyển thành “went” nếu đứa trẻ nghe thấy người lớn đáp lại là “yes, you went”; hoặc nếu người lớn nghe thấy trẻ nói “zee bus” và lặp lại là “the bus”. Cũng giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội được nghe người lớn lặp lại ngôn ngữ theo cách đúng thì trẻ rồi sẽ tự mình sửa lỗi sai đó.

Khác biệt về giới


Não bộ của các bé trai phát triển khác với các bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc các bé trai thu nhận và sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi các lớp học có cả nam và nữ không để ý đúng mức đến việc các bé trai có thể bị lu mờ trước khả năng sử dụng ngôn ngữ bẩm sinh của các bé gái. Để giúp các bé trai phát huy tiềm năng của mình, các em phải được học ngôn ngữ trong một môi trường khác với các bé gái và chúng ta cũng không nên so sánh kết quả mà các em đạt được với thành quả của các bé gái.

Môi trường học ngôn ngữ

Nếu không có môi trường học phù hợp cùng với sự hỗ trợ đúng mức của phụ huynh, việc học tiếng Anh của trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Trẻ nhỏ phải cảm thấy an toàn và hiểu được rằng việc sử dụng tiếng Anh là cần thiết.
Các hoạt động trong quá trình học phải tương thích với các hoạt động hàng ngày mà các em đã biết, ví dụ, chia sẻ một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh hay đọc một bài thơ bằng tiếng Anh…
Các hoạt động này phải đi kèm với việc phụ huynh đưa ra những nhận xét liên tục bằng giọng điệu nựng nịu trong suốt quá trình diễn ra hoạt động.
Các giờ học tiếng Anh phải thú vị và vui vẻ, tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã biết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Bằng cách này, trẻ không phải học 2 thứ cùng 1 lúc, một khái niệm mới và một ngôn ngữ mới, mà đơn giản chỉ là học cách sử dụng tiếng Anh để nói về một điều mà các em đã biết.
Các hoạt động này phải sử dụng các đồ vật hỗ trợ khi cần thiết, điều này giúp cho trẻ nhận thức nhanh hơn và đồng thời tăng hứng thú của trẻ.

Đọc

Những trẻ em đã có thể đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thường luôn muốn tìm cách để đọc được bằng tiếng Anh. Các em đã biết cách giải mã để hiểu được ý nghĩa của các từ chưa biết trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Các em có thể sẽ sử dụng các kỹ năng giải mã này trong việc học tiếng Anh và kết quả là đọc tiếng Anh bằng giọng địa phương của mình.
Trước khi có thể giải mã được tiếng Anh, trẻ nhỏ phải biết 26 chữ cái và các âm. Vì tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng lại có trung bình 44 âm (tiếng Anh chuẩn) nên việc giới thiệu các âm còn lại nên đợi đến khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và đọc ngôn ngữ.
Việc bắt đầu đọc bằng tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng nếu trẻ nhỏ đã biết về ngôn ngữ này. Rất nhiều trẻ tự học cách đọc tiếng Anh nếu các em được xem chung sách truyện có hình ảnh với người lớn hoặc học các bài vần vì các em có xu hướng ghi nhớ ngôn ngữ. Học thuộc lòng là một bước quan trọng trong việc học đọc vì nó cho trẻ cơ hội tự mình tìm ra cách giải mã các từ đơn giản. Một khi trẻ đã hình thành nên một ngân hàng từ vựng mà các em có thể đọc được, các em sẽ trở nên tự tin hơn và sẵn sàng cho các phương pháp tiếp cận phức tạp hơn.

Hỗ trợ của phụ huynh



Trẻ em cần cảm thấy rằng mình đang tiến bộ. Các em cần có sự động viên thường xuyên cũng như sự khen ngợi khi đạt được những kết quả tốt. Cha mẹ có cơ sở vững chắc để đóng vai trò là người động viên cổ vũ và giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập, thậm chí ngay cả khi cha mẹ chỉ có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và cũng đang phải cùng học với các con mình.

Bằng cách chia sẻ, các bậc phụ huynh không chỉ có thể đưa các hoạt động và ngôn ngữ của trẻ vào cuộc sống gia đình hàng ngày mà còn tác động đến thái độ của trẻ trong việc học ngôn ngữ và học các nền văn hóa khác. Hầu hết mọi người đều đã thừa nhận các tính cách sẽ đi theo ta trong suốt cuộc đời được hình thành ở độ tuổi lên 8 hoặc lên 9.


Close [X]